Hội thảo trực tuyến quốc tế 2021: Technologies and Language Education

Hội thảo với nhiều bài viết và đề tài thuyết trình chất lượng không chỉ đến từ Đại học UEH mà còn thu hút sự tham gia đóng góp của GV các trường ĐH trong và ngoài nước như ĐH Ngân Hàng TP.HCM, ĐH Bangladesh, ĐH Humber (Canada), ĐH Bách Khoa Tây Bắc (Trung Quốc), ĐH Jagannath (Bangladesh)…Ngoài ra, buổi hội thảo quy tụ nhiều giảng viên, giáo viên, nhà nghiên cứu của nhiều trường và tổ chức giáo dục trong và ngoài nước: Đại học Kinh tế-Luật, ĐH Khoa học XH&NV, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Quốc Tế TP.HCM; ĐH Sư Phạm TP.HCM; ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật; ĐH Mở TP.HCM; ĐH Hà Nội; ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Quốc gia Khoa học và Công nghệ (Đài Loan); ĐH Sardar Patel (Ấn Độ); ĐH Tokyo (Nhật); ĐH Mariano Marcos State (Phillipines); ĐH Malaya (Malaysia) và rất nhiều trường ĐH cũng như các cơ sở tổ chức giáo dục khác.

Tại phiên khai mạc hội thảo, GS.TS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH đã phát biểu chào mừng đến 4 khách mời nhấn mạnh bài thuyết trình của các diễn giả sẽ cực kỳ giá trị và mang đến kinh nghiệm quý báu cho người tham dự. Sự kiện này cũng là món quà tinh thần lớn đối với Đại học UEH nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường 1971- 2021.

GS.TS Sử Đình Thành- Hiệu trưởng Đại học UEH phát biểu khai mạc buổi hội thảo

Hội thảo chia làm 2 buổi với các phiên thuyết trình tập trung từ diễn giả khách mời xen kẽ với các phiên thuyết trình song song từ người tham dự. Mở đầu là bài thuyết trình của Tiến sĩ Stephen Allen đến từ Đại học Humber (Canada) với đề tài: Avoiding technological monocultures and supporting lifelong learning literacies.

Phần Hỏi Đáp sau phiên thuyết trình

Tiếp đến, Phó GS.TS từ ĐH Victoria Wellington đã đem đến đề tài “ Technology and the future of Higher Education”. Đề tài này đã thu hút đông đảo quan tâm từ những người tham dự.

GV ĐH Kinh tế- Luật ĐHQG TP.HCM đặt câu hỏi trực tiếp với PGS.TS. Louise Starkey

Kết thúc phiên tập trung, người tham dự có thể tự do lựa chọn các breakout room trên nền tảng Cisco Webex để tham dự các phiên thuyết trình song song mà mình quan tâm.

Phiên thuyết trình song song- buổi sáng với phần trình bày của PGS.TS Marylou đến từ Humber (Canada)
Phiên thuyết trình song song- buổi chiều với phần trình bày của Thầy Nguyễn Văn Nguyên -ĐH Ngân hàng TP.HCM

Phiên buổi chiều được bắt đầu khá sớm vào 12 giờ trưa nhưng vẫn thu hút đông đảo người tham dự bằng phần thuyết trình cùa Phó GS TS Jonathan Newton từ ĐH Victoria Wellington với đề tài “Digitally mediated language teaching: Raising the bar and rethinking roles.

Kết thúc phiên thuyết trình tập trung là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của các giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn khác ngoài Tiếng Anh với đề tài “Teaching content or teaching language? The dilemma facing subject teachers”. Sau mỗi phần thuyết trình của diễn giả đều có 15 phút cho phần Hỏi- Đáp nhưng có lẽ 15’ không đủ cho những chuỗi câu hỏi trong hành trình khám phá kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm từ người tham dự và diễn giả . Kết thúc buổi hội thảo là sự tiếc nuối dành cho người tham dự khi còn rất nhiều câu hỏi dành cho các diễn giả nhưng chưa kịp giải đáp do thời lượng chương trình có hạn.

Vẫn còn nhiều câu hỏi được gửi đến chatbox dù phần thuyết trình đã kết thúc

Sau khi hội thảo diễn ra, người tham dự đã nhận được Phiếu khảo sát chất lượng hội thảo và được cấp Chứng nhận tham dự. Trên 90% phản hồi là đánh giá tích cực về trải nghiệm tại buổi hội thảo. Điều này sẽ là động lực lớn để Khoa Ngoại ngữ – Đại học UEH cố gắng phát huy và tổ chức thêm nhiều sự kiện hữu ích trong tương lai.

Người tham dự có thể xem lại video ghi hình và các tài liệu thuyết trình của buổi hội thảo TẠI ĐÂY.